Sasabonsam được xem là cơn ác mộng kinh hoàng của chốn rừng sâu châu Phi trong khi Callicantzaro là nỗi sợ mỗi dịp Giáng sinh về.
1.CallicantzaroTheo truyền thuyết Hy Lạp, ma cà rồng Callicantzaro chỉ xuất hiện khoảng 12 ngày đêm ở chốn đông người mỗi dịp Giáng sinh và lễ Hiển linh (rơi vào ngày Chủ nhật thứ hai sau Giáng sinh). Callicantzaro được miêu tả là có bộ mặt đen hung ác, đôi mắt đỏ ngầu, miệng lấp đầy răng nanh. Mỗi khi xuất hiện, chúng không chỉ khiến cuộc vui của mọi người bị gián đoạn mà còn xé xác họ với bộ vuốt dài sắc nhọn của mình rồi ăn tươi nuốt sống con mồi.
Tương truyền, bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra trong dịp này sẽ trở thành một Callicantzaro về sau. Lời nguyền chỉ được hóa giải khi cha mẹ đứa bé hơ bộ móng tay, chân đứa trẻ trên lửa cho đến khi xém mới thôi.
2. PenanggalanPenanggalan là một loài ma cà rồng xuất hiện trong thần thoại Malaysia. Ban ngày, chúng mang hình dáng của một người phụ nữ bình thường, nhưng ban đêm, đầu chúng tách ra khỏi cổ với cột sống và nội tạng treo lủng lẳng để bay lượn tìm kiếm con mồi. Đêm đến, loài Penanggalan chuyên rình rập xung quanh và lẻn vào các ngôi nhà của con người. Nếu không vào được nhà, chúng sẽ lè chiếc lưỡi dài ra tìm kiếm và hút cạn sinh khí của con người cho đến chết nếu chạm được vào cơ thể họ.
3. UpyrUpyr là loài ma cà rồng khát máu nhất trong thần thoại của Nga. Không những mang hình dáng của con người bình thường, các Upyr còn có khả năng đi lại giữa ban ngày như thường. Sau khi tóm được con mồi, Upyr sẽ xé xác họ ra bằng hàm răng cứng như kim loại của nó và ăn trái tim họ một cách ngon lành.
Upyr đặc biệt thích máu của trẻ con và thường để cho bọn trẻ dùng bữa điểm tâm với cha mẹ trước khi bắt cóc và uống từng giọt máu của các nạn nhân. Vào mùa đông lạnh giá, vì đôi tay bị cóng lạnh mà các Upyr thường dùng hàm răng kim loại để gặm quan tài và đội mồ lên để tiếp tục kiếm tìm con mồi.
4. AsasabonsamTrong các câu chuyện truyền thuyết ở Ghana, Asasabonsam được xem là cơn ác mộng kinh hoàng của chốn rừng sâu châu Phi. Bởi, không giống như hầu hết các loài ma cà rồng khác, Asasabonsam ăn cả con người lẫn động vật. Chúng săn mồi bằng cách treo mình lủng lẳng trên cây với cái móc câu sắc lẹm và chờ con mồi sập bẫy. Một khi con người hay loài động vật nào bị mắc câu, Asasabonsam sẽ nhanh chóng nuốt gọn với hàm răng sắt. Riêng con mồi là con người, chúng sẽ ngấu nghiến hai ngón tay cái đầu tiên trước khi nuốt chửng họ.
5. VaracolaciĐược xem là loài mạnh nhất trong thế giới ma cà rồng, loài Varacolaci trong truyền thuyết của người Romania là cơn ác mộng tồi tệ nhất mang dáng hình của một con người nhưng có làn da khô đét, xanh xao và nhợt nhạt. Quyền lực nổi tiếng và mạnh nhất của loài Varacolaci là khả năng nuốt mặt trăng và mặt trời, nghĩa là chúng có thể gây nguyệt thực và nhật thực theo ý muốn. Thậm chí, chúng còn có thể đi vòng quanh các vì sao ngoài vũ trụ lúc nửa đêm nữa.
6. UpierNổi tiếng là loài ma cà rồng khát máu trong truyền thuyết Ba Lan, loài Upier hay Upior, không chỉ uống máu với khối lượng lớn, chúng còn tắm và ngủ trong thứ dung dịch màu đỏ, tanh ngòm ấy. Upier thường xuất hiện với khuôn mặt nhăn nhúm, đôi tai nhọn hoắt, đôi mắt ánh lên màu xanh hiểm ác và hàm răng nanh sắc nhọn. Một khi tóm được con mồi, chúng sẽ ghì chặt họ với sức mạnh của một con gấu khổng lồ và đưa chiếc hàm sắt vào cổ người đó rồi uống cạn máu một cách khát thèm.
7. NeuntöterThay vì giết hại con mồi bằng cách uống máu nạn nhân, loài ma cà rồng gớm ghiếc Neuntöter trong thần thoại Đức được xem là loại vũ khí sinh học di động, hủy diệt hàng nghìn sinh mệnh. Bất cứ nơi đâu nó đến và đi qua, con người ở đó ngay lập tức bị nhiễm thứ bệnh dịch chết người khủng khiếp. Với cơ thể lở loét, bao phủ bởi các vết thương không ngừng chảy mủ máu, nơi hàng triệu con vi trùng gây bệnh chết người sinh sống, Neuntöter khiến con người nhiễm bệnh, chết đi, và sau chín ngày họ lại sống dậy và trở thành một Neuntöter mới. So với các loài ma cà rồng khác, Neuntöter mang đến cho con người cái chết đau đớn, ghê rợn nhất.
8. Yara-ma-yha-whoTrong truyền thuyết của thổ dân ở Australia, Yara-ma-yha-who là loài ma cà rồng có hình dáng của một người da đỏ bản địa, cao 1,25m và có cái đầu lớn. Để bắt con mồi, chúng thường ẩn mình trong cây cối, khi con người đi qua, chúng sẽ dùng các cánh tay và chân có nhiều xúc tu để bám và vô hiệu hóa nạn nhân. Sau đó dùng chính những xúc tu này hút máu họ cho đến khi cạn kiệt, nhưng vẫn giữ cho họ sống để chơi đùa. Đến cuối ngày, chúng sẽ nhai, nhuốt và lại nôn ra để nhai, nhuốt cho đến khi kích thước con người nhỏ bằng chúng. Quá trình này kết thúc khi chính con mồi đó biến thành một Yara-ma-yha-who mới.
9. NelapsiTrong các câu chuyện dân gian của Cộng hòa Séc, ma cà rồng Nelapsi là một xác sống di động. Với hình dạng bên ngoài gớm ghiếc, đôi mắt phát ra màu đỏ chết người, mái tóc đen dài bẩn thỉu cùng hàm răng sắc nhọn và cái lưỡi đỏ thè lè, Nelapsi có thể hủy diệt cả một ngôi làng trong chớp mắt.
Ngoài uống máu và ăn thịt con người, chúng còn ăn các loài gia súc và thường sử dụng sức mạnh để nghiền nát xương con mồi trước khi ăn. Trong trường hợp các nạn nhân thoát được vòng kìm kẹp đó thì họ cũng không thể sống sót vì đã nhiễm bệnh dịch hạch từ Nelapsi. Được biết, loài này còn có khả năng giết người bằng đôi mắt đỏ ngầu chiếu thẳng vào mắt nạn nhân.
10. BrahmaparushaXuất hiện trong các câu chuyện thần thoại Ấn Độ, Brahmaparusha được mệnh danh là kẻ giết người hàng loạt khát máu nhất. Một khi tóm được con mồi, loài ma cà rồng này sẽ hứng máu của nạn nhân vào một hộp sọ khô, sau đó từ từ thưởng thức. Tiếp đến, chúng ăn bộ não rồi chặt nạn nhân thành từng khúc và bắt đầu khúc hoan ca bằng một điệu nhảy nghi lễ xung quanh chiến lợi phẩm. Riêng bộ ruột, chúng sẽ lấy ra và quấn lên đầu thành chiếc khăn xếp với dụng ý khoe khoang chiến tích với đồng loại.
~nguồn~